Ông ngoại chở cháu gái đi học rồi mất tăm, cả nhà tìm thâu đêm khắp TP.HCM
Vấn đề trọng tâm được thảo luận kỹ lưỡng là giải pháp để đạt mục tiêu TP.HCM tăng trưởng 10% trong năm 2025 và nhiệm kỳ tới.PGS-TS Trần Hoàng Ngân, Trợ lý Bí thư Thành ủy TP.HCM, phân tích: Để đạt mục tiêu này, TP.HCM cần nắm chắc mức tăng trưởng 8% và sau đó tiến thêm 2% theo lộ trình phù hợp. Cụ thể, để đạt mức tăng trưởng 8% dựa trên các động lực truyền thống như các năm 2017 - 2019, tổng vốn đầu tư xã hội phải đạt 33% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), tức khoảng 660.000 tỉ đồng.Trong đó, nguồn vốn ngân sách được xác định khoảng 100.000 - 120.000 tỉ đồng, nên việc huy động vốn đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài khoảng 500.000 tỉ sẽ là vấn đề mấu chốt. Giải pháp được ông Ngân nêu ra gồm xây dựng khu công nghiệp (KCN) mới, cơ cấu lại KCN cũ để có đất sạch, đẩy nhanh dự án đầu tư hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội."Nghị quyết 98 đã mở ra về mặt thể chế nhưng gốc rễ của vấn đề là ở môi trường đầu tư, cải cách hành chính", ông Ngân nói thêm. Đối với tăng trưởng 2% còn lại, ông Ngân cho rằng cần sớm triển khai trung tâm tài chính quốc tế, cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ gắn với khu đô thị lấn biển, khu thương mại tự do, công nghiệp văn hóa...Đồng quan điểm, thạc sĩ Nguyễn Xuân Thành, Trường Chính sách công và quản lý Fulbright, cho rằng để tăng trưởng kinh tế bền vững thì phải liên tục tìm kiếm động lực mới. Riêng với TP.HCM, các động lực mới gồm đề án đường sắt đô thị, khu thương mại tự do tại Cần Giờ, trung tâm tài chính, thành lập các thành phố mới trong TP.HCM. Muốn khơi thông các động lực này, cần những cơ chế, chính sách đặc thù mạnh hơn từ T.Ư.Trao đổi sâu hơn về đường sắt đô thị, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn đánh giá mô hình phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) sẽ tạo nguồn lực rất lớn để TP.HCM đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số. Trong đề án mới đây, TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2035 xây dựng hoàn chỉnh 7 tuyến đường sắt đô thị, tổng chiều dài khoảng 355 km với tổng mức đầu tư ước hơn 40 tỉ USD."TP.HCM có tham vọng làm hàng trăm km đường sắt đô thị chỉ trong khoảng một thập niên; nhưng khi nhìn lại tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) cần gần 20 năm thì mục tiêu này là thử thách rất lớn", kiến trúc sư Nam Sơn dẫn chứng. Nêu giải pháp, chuyên gia này cho rằng để phát huy hiệu quả mô hình TOD cần một hệ sinh thái đi kèm, đặc biệt là hạ tầng kết nối, giao thông công cộng, mạng lưới xe buýt bao trùm toàn địa bàn, kết nối đa phương tiện từ sân bay, cảng biển đến đường sắt, đường thủy… Song song đó, các cơ quan T.Ư và TP.HCM cần điều chỉnh nhiều quy định về bồi thường, xác định ranh giới, vùng ảnh hưởng, công tác quy hoạch, tìm nhà đầu tư chiến lược… cho đồng bộ để dễ dàng triển khai.Trao đổi lại, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết đã giao nhiệm vụ cho các ngành tham mưu và mời tư vấn uy tín quốc tế làm quy hoạch không gian ngầm, gắn với phát triển đô thị mô hình TOD. Trong đó, mô hình TOD đang tiếp cận ở 2 hướng, gồm 6 vị trí trong đề án đã được nghiên cứu và tiếp tục rà soát vị trí phù hợp. "Vừa rồi, TP.HCM giao một doanh nghiệp đề xuất làm TOD đoạn từ ngã tư Hàng Xanh ra QL13. Chúng ta có nhiều phương thức để học hỏi cách làm và triển khai", ông Mãi nói thêm.Về giao thông, ông Mãi cho biết năm 2025 sẽ khởi công dự án Vành đai 2, cuối năm cơ bản hoàn thành Vành đai 3 và khởi công Vành đai 4, đồng thời làm các cao tốc kết nối. "Đến năm 2028 - 2029 sẽ cơ bản hoàn thiện vành đai, cao tốc", ông Mãi cho biết. Riêng tuyến đường thủy và đường ven biển nối ĐBSCL, TP.HCM sẽ báo cáo Thủ tướng giao địa phương mời tư vấn nghiên cứu mô hình đường ven biển của Hà Lan, mở ra không gian rất lớn cho cả vùng Đông Nam bộ và Tây Nam bộ.Đối với đường sắt, TP.HCM đang xây dựng các cơ chế, đề xuất T.Ư cho phép thực hiện theo hướng "chìa khóa trao tay" để triển khai nhanh, trong đó ưu tiên làm sớm tuyến trung tâm TP.HCM - Cần Giờ, Thủ Thiêm - Long Thành, TP.HCM - Cần Thơ.Về mục tiêu tăng trưởng 10%, ông Mãi cho biết địa phương đã có kịch bản và các kế hoạch triển khai, như huy động tổng vốn đầu tư toàn xã hội, tháo gỡ vướng mắc của doanh nghiệp, xử lý dự án dở dang, cải thiện môi trường đầu tư, công tác điều hành.Trong năm 2025, TP.HCM sẽ tháo gỡ vướng mắc, đưa vào khai thác 230 ha đất từ các KCN, giải ngân 110.000 tỉ đồng vốn đầu tư công, huy động 90.000 tỉ đồng vốn đầu tư nước ngoài, các ngân hàng cung cấp hơn 350.000 tỉ đồng…TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, đánh giá: Sau 18 tháng, Nghị quyết 98 đã mang lại kết quả rõ nét, góp phần gỡ điểm nghẽn, giúp tăng trưởng kinh tế. Nghị quyết cũng khơi dậy tinh thần sáng tạo, dám nghĩ dám làm, dám suy nghĩ của đội ngũ cán bộ.TS Vũ đề nghị triển khai quyết liệt các dự án đối tác công - tư về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thu hút nhà đầu tư chiến lược, thúc đẩy tăng trưởng xanh. Bên cạnh đó, việc triển khai Nghị quyết 98 cần gắn với hoàn thiện mô hình chính quyền đô thị phù hợp với quy mô và vị trí, vai trò của TP.HCM.Có một Hà Nội trong hương sung rất khác
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, đã chia sẻ bức tranh kinh tế toàn cầu và những tác động tới Việt Nam. Ông Lực nhận định doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn do sự thiếu ổn định của kinh tế vĩ mô toàn cầu, chiến tranh thương mại - công nghệ, chi phí đầu vào và logistics tăng ở mức cao, đơn hàng phục hồi không đồng đều và thiếu bền vững.Trong khi đó, cả hai phương án tăng thuế TTĐB trong dự thảo luật Thuế TTĐB đối với các ngành hàng như thuốc lá, bia rượu, nước giải khát, xe ô tô pick-up chở hàng cabin kép đều dẫn đến mức tăng thuế rất cao trong thời gian ngắn, gây lo ngại về sự ổn định của ngành sản xuất trong nước.Liên quan đến mặt hàng thuốc lá, các đề xuất trong dự thảo luật Thuế TTĐB với mức thuế tuyệt đối tăng 10.000 đồng/bao vào năm 2030 đã nhận được nhiều ý kiến phản biện từ cộng đồng doanh nghiệp và các hiệp hội. Phương án 2 của dự thảo Luật được đánh giá là mức tăng "sốc", khi ngay trong năm đầu tiên đã tăng ngay 5.000 đồng/bao, gây áp lực nặng nề lên doanh nghiệp và thị trường hợp pháp, cũng như sẽ tạo ra "sốc giá" đối với người tiêu dùng Phương án 1 dù có mức tăng nhẹ hơn là 2.000 đồng/bao trong năm đầu tiên, nhưng vẫn giữ lộ trình tăng liên tục hàng năm nên vẫn gây áp lực lên toàn ngành thuốc lá hợp pháp.Theo Viện Chiến lược và Chính sách Tài chính (NIF), nếu áp dụng phương án 2 của dự thảo Luật, đến năm 2030, sản lượng thuốc lá hợp pháp có thể giảm từ 30% đến 43%, dẫn tới nguy cơ nhiều người tiêu dùng sẽ chuyển qua thuốc lá lậu, và nguy cơ thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.Theo cảnh báo của bà Vũ Lan Hương, Phó giám đốc Công ty Thuốc lá Thăng Long, nếu thuế TTĐB tăng sốc, chênh lệch giá giữa thuốc lá hợp pháp và thuốc lá lậu sẽ trở nên quá lớn, tạo động lực mạnh cho thị trường phi chính thức.Xét về khía cạnh kinh tế, ông Nguyễn Chí Nhân, Tổng thư ký Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam (VTA), khẳng định trong bối cảnh các ngành, lĩnh vực, địa phương đang quyết tâm thực hiện Nghị quyết 25/NQ-CP của Chính phủ về đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2025 từ 8% trở lên và các năm sau tăng trưởng hai con số, nếu luật thuế TTDDB được thông qua như dự thảo thì các doanh nghiệp trong Hiệp hội sẽ gặp rất nhiều khó khăn và gây ảnh hưởng tới công ăn việc làm của người lao động.Tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa 15, nhiều đại biểu Quốc hội đã phát biểu ý kiến cần phải xem xét lại thuế suất của thuốc lá tránh tác động tiêu cực đến xã hội, thuốc lá lậu tăng, thất thu ngân sách do thuế suất quá cao. Ngành thuốc lá cũng đã có nhiều văn bản gửi Bộ Tài chính, Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội về vấn đề thuế suất thuế TTĐB cần được xem xét, điều chỉnh một cách hợp lý.Để tạo điều kiện cho ngành thuốc tiếp tục hoạt động ổn định, Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp đề nghị Quốc hội quy định mức thuế tuyệt đối như sau: Mức thuế tuyệt đối tăng 2.000 đồng/bao mỗi 2 năm kể từ năm 2026, và đạt tối đa 6.000 đồng/bao vào năm 2030.Theo Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, đây là mức thuế đủ cao để giảm thiểu tiêu dùng nhưng vẫn đảm bảo doanh nghiệp có thêm thời gian thích ứng, điều chỉnh sản xuất, cải tiến công nghệ, và hạn chế sự phát triển của thị trường thuốc lá lậu.Các bên liên quan cũng mong muốn Quốc hội, trong đó đặc biệt là Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Kinh tế - Tài chính, lắng nghe ý kiến đề xuất của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam và cộng đồng doanh nghiệp, xem xét kỹ lưỡng lộ trình tăng thuế TTĐB đối với thuốc lá, kết hợp cùng nhiều biện pháp phòng chống thuốc lá lậu và truyền thông nâng cao nhận thức người tiêu dùng.
Đề xuất cấp chứng nhận hành nghề cho thương lái mua lúa gạo
Hai vệ tinh nói trên, mỗi chiếc nặng 220 kg, đã được phóng vào tháng trước trên một tên lửa duy nhất từ địa điểm phóng Sriharikota của Ấn Độ. Sau đó, hai vệ tinh tách ra, theo AFP.Đến hôm nay 16.1, hai vệ tinh đã được điều khiển ghép lại với nhau trong một quá trình "chính xác" dẫn đến "việc ghép nối tàu vũ trụ thành công", theo Tổ chức Nghiên cứu Không gian Ấn Độ (ISRO). ISRO gọi đó là "khoảnh khắc lịch sử".Ấn Độ trở thành quốc gia thứ tư thực hiện được sứ mệnh trên, được gọi là SpaDeX hay Thí nghiệm Ghép nối Không gian, sau Nga, Mỹ và Trung Quốc. Mục tiêu của SpaDeX là "phát triển công nghệ cần thiết để gặp gỡ, ghép nối và tách ghép hai tàu vũ trụ nhỏ", theo ISRO. Hai nỗ lực ghép nối trước đó đã bị hoãn lại do các vấn đề kỹ thuật.Công nghệ ghép nối đóng vai trò quan trọng đối với các nỗ lực không gian trong tương lai, chẳng hạn như dịch vụ vệ tinh và khi cần phóng tên lửa nhiều lần để đạt được mục tiêu của sứ mệnh, theo CNN.Công nghệ ghép nối sẽ đóng vai trò quan trọng nếu Ấn Độ muốn thành công trong việc thúc đẩy tham vọng đưa một công dân Ấn Độ lên mặt trăng và xây dựng một trạm không gian, theo ISRO. Công nghệ này sẽ cho phép Ấn Độ chuyển vật liệu từ vệ tinh hoặc tàu vũ trụ này sang vệ tinh hay tàu vũ trụ khác, như mẫu vật mặt trăng và cuối cùng là con người trong không gian.Ấn Độ, quốc gia đông dân nhất thế giới, đã thể hiện tham vọng du hành vũ trụ của mình trong thập niên qua với chương trình không gian phát triển đáng kể, sánh ngang với các cường quốc với mức giá thấp hơn nhiều, theo AFP. Vào tháng 8.2023, Ấn Độ trở thành quốc gia thứ tư hạ cánh tàu không người lái lên mặt trăng.
Nơi đây còn là Hội quán Tuệ Thành của người Hoa gốc Tuệ Thành (tên cũ của Quảng Châu, Trung Quốc) thuộc bang Quảng Đông - bang lớn nhất của người Hoa ở Chợ Lớn.Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Đình, ban đầu chùa có mặt bằng hình chữ Khẩu (nhà bốn phía, giếng trời ở giữa). Nếu như chùa miếu VN, tòa thiêu hương thông nhang khói thường đặt sau hoặc ngoài khu vực chánh điện thì chùa Bà đặt lò thiêu hương ngay giếng trời, trước chánh điện. Năm 1908, chùa mở rộng thêm một giếng trời với trung điện nằm giữa. Trên hệ cột, kèo là các liễn đối, các bức đại tự thể hiện những kỹ thuật đặc sắc của người Hoa như: thư pháp, chạm khắc, sơn thếp…Chùa Bà nổi bật bởi phù điêu, cụm tiếu tượng (tượng vui) bằng gốm tráng men nhiều màu sắc trên mái hiên, nóc chùa, vách tường dựa vào các điển tích Trung Quốc xưa như: Lưỡng long tranh châu, tứ linh, bát tiên quá hải, Phúc Lộc Thọ, thầy trò Đường Tăng…Làm tiếu tượng là nghề đặc trưng vùng Phật Sơn, Quảng Đông ra đời khoảng thế kỷ 16 du nhập và phát triển ở Chợ Lớn khoảng thế kỷ 19 với các lò nổi tiếng thời bấy giờ là Đồng Hòa, Bửu Nguyên… Tiếu tượng chỉ nhằm trang trí, tạo sự vui tươi, gần gũi cho nơi linh thiêng. Tiếu tượng xuất hiện nhiều trên đình, chùa, miếu ở Chợ Lớn, Biên Hòa, Bình Dương và miền Tây, đến đầu thế kỷ 20 thì thất truyền.Tại chùa hiện vẫn còn rất nhiều cổ vật có giá trị: bộ lư đồng pháp lam đúc năm 1886; lệnh viết tay của đại úy D'Ariès cấm binh sĩ Pháp - Tây Ban Nha phá hoại chùa; hai đại hồng chung đúc năm 1795 và 1830…Năm 1993, chùa Bà được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.(*): Đối với người Hoa, Thiên hậu thánh mẫu (tên thật là Lâm Mặc Nương, sinh năm 1062 ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc) là vị nhân thần bảo hộ người đi biển. Người dân dành ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm để tưởng nhớ bà, nên đây cũng là ngày hội chính của chùa.
Thực trạng đáng báo động về tỷ lệ mắc cận thị sớm ở trẻ em
Trưa 17.3, TAND TP.Đà Nẵng kết thúc phiên xét xử sơ thẩm vụ án giết người liên quan đến mâu thuẫn giữa những người hàng xóm vì nuôi chó, để chó phóng uế bừa bãi.HĐXX tuyên phạt Trương Văn Hùng (34 tuổi, ngụ 67 Đoàn Thị Điểm, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) 10 năm tù về tội giết người.Theo cáo trạng, tối 8.7.2024, Hùng cùng ông Lê Lộc (trú K104/61B đường Lê Đình Lý, Q.Thanh Khê, TP.Đà Nẵng) và một số hàng xóm của ông Lộc ăn nhậu trước nhà ông Lộc.Lúc này, giữa ông Lê Hữu Thơ (57 tuổi) và ông Nguyễn Bảy (61 tuổi) là hàng xóm ở gần đó cãi nhau về việc chó nhà ông Bảy phóng uế trước nhà ông Thơ.Một số người rời bàn nhậu đến can ngăn, trong đó Hùng vốn có mâu thuẫn trước trước với cha con nhà ông Thơ nên đến bênh vực ông Bảy.Con ông Thơ là Lê Trọng Khánh cầm dao từ trong nhà để bảo vệ cha thì bị Hùng chỉ vào mặt và thách thức Khánh: "Mi có ngon xuống đây, ta đâm mi luôn". Thấy Khánh cầm dao, Hùng quay lại bàn nhậu lấy 1 con dao và tiếp tục thách thức.Sau đó, Hùng xông vào trước nhưng bị vướng xe máy; ông Lộc thấy thế can ngăn, kéo Hùng ra. Lúc này, ông Thơ thấy con trai bị dọa nên dùng tay đánh Hùng. Hùng cầm dao đâm 2 nhát trúng ngực ông Thơ.Ông Thơ đấm trả vào miệng Hùng rồi gục tại chỗ, được người dân đưa đi cấp cứu. Hậu quả ông Thơ bị thủng ngực, gãy xương sườn, tràn dịch màng phổi…Theo HĐXX, việc Hùng dùng dao đâm vào ngực là vùng hiểm yếu của cơ thể ông Thơ, có khả năng gây chết người, ông Thơ không chết là nhờ cứu chữa kịp thời nhưng vẫn cấu thành tội giết người.